Translate

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015





05/ CHƯƠNG 02

GIẢI THÍCH BÀI CHÚ PHÁP MÔN “VỊ LAI PHÁP”

   Hôm nay Cô sẽ khai mở để cho các bạn hiểu rõ ràng hơn, sâu sắc hơn những điều viết trong bài chú Pháp Môn, cũng như Đường lối và Môn quy của Vị Lai Pháp.
   Ở bài chú Pháp Môn, đầu tiên ta niệm “Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn- Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Lượng Đại Từ Tôn”. Pháp Môn này là do ngài Di Lặc Tôn Phật nhận trách nhiệm hiện hành- Nhưng người chịu trách nhiệm về tất cả mọi điều liên quan đến Pháp môn Vị Lai Pháp lại là Thích Ca Mâu Ni Phật. Và toàn cục được sự bảo trợ của Thiên Đạo, chiếu chỉ thành lập Pháp Môn do cha Thiên Hoàng ban chiếu và mẹ Diêu Trì hỗ trợ thành lập- về tất cả mọi mặt.
   - Câu chú nguyện đầu tiên: “Vị Lai Pháp, Pháp Môn tối thượng”: Đây là một Pháp Môn đã được nghiên cứu suốt 30 năm. Các Đấng đã nghiên cứu tìm hiểu, kết hợp nhiều Pháp môn- lấy những cái tối ưu, những cái ưu việt. Lọc bỏ những điều còn khiếm khuyết, những nhược điểm, yếu điểm để tạo ra một Pháp môn mới phù hợp với mức độ tiến hóa của nhân sinh, của con người trong thời điểm của thế kỷ 21.
   So với nguồn cội của những Đạo Pháp đã có từ vài ngàn năm trước, thì mức độ phù hợp với nền tảng đạo đức, văn hóa và mức sống, quan niệm hiện tại thì có nhiều điều chưa thuận hợp. Chính vì vậy, Vị Lai Pháp ra đời để tổng hợp những nguồn năng lượng, những chân lý để tạo nên một Nhánh Đạo mới- hướng về chuyện hỗ trợ quần sanh và chuyển hóa con người từ xác cho đến hồn, từ quá khứ chuyển sang hiện tại và hướng đến tương lai. 
   - Câu thứ 2: “Kiến tạo đời đại lượng từ bi”. Chúng ta lập ra một đời mới, lấy sự Từ - Bi làm chuẩn. Tạo ra những con người mới, trong một xã hội mới, một hoàn cảnh mới, với một nền đạo đức mới lấy Từ - Bi, lấy sự hy sinh, cộng sự, lấy tình yêu thương nhân ái, che chở, rộng lượng và bao dung làm chuẩn.
- Câu thứ 3: “Vì chúng sanh gian khổ sá chi”. Câu này thì các bạn đã hiểu.
- Câu thứ 4: “Đền nợ trước- đoái công mai hậu”. Chúng ta trong kiếp đời hiện tại, ai cũng mang trong mình ít nhiều “nghiệp quả tiền căn”. Nghiệp quả tiền căn là một gánh nợ, một gánh nợ mà ta còn nợ lại, thì hiện kiếp này ta phải “cắm đầu cắm cổ” làm để mà trả nợ. Nếu ta không vay nữa mà chấp nhận trả nợ, thì rồi sẽ đến một ngày nợ của ta hết. Còn nếu ta chưa trả hết nợ mà lại tiếp tục vay nợ mới- thì đương nhiên cái nợ đó chồng lên đến kiếp sau, mai hậu.
Chính vì vậy- khi ta bước chân vào môn pháp Vị Lai Pháp này, xem như ta đã chấp nhận là: “Tôi có một món nợ tiền căn, cũng như hiện kiếp- và tôi chấp nhận rằng: “Tôi sẽ đền nợ cũ, sẽ trả nợ cũ, và đồng thời sẽ cố gắng lập công để cho về mai hậu được chỉnh hóa cơ thể, thân tâm- cũng như thay đổi đời vị lai. Một kiếp trần của 1 phần Linh tử, ai cũng như ai, đều muốn được hết 1 kiếp thì sẽ được trở về nguồn cội của chính mình, cũng như trở về mái nhà xưa sau một thời gian lưu lạc tha phương cầu thực. Rồi ai cũng muốn lúc chiều vàng qua song cửa, được bước trở lại đường xưa lối cũ về mái nhà xưa, để thanh thản ngả lưng trong một niềm an lạc vĩnh cửu thường hằng.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét